Cách dưỡng thai 3 tháng đầu, cách chăm sóc mẹ bầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc dưỡng thai và chăm sóc mẹ bầu là rất quan trọng. Đầu tiên, hãy đảm bảo mẹ bầu có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Hãy tránh uống rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Điều quan trọng là đảm bảo mẹ bầu được nghỉ ngơi đủ, tập luyện nhẹ nhàng và duy trì một tinh thần tích cực. Ngoài ra, hãy thường xuyên đi khám thai, uống đủ nước, và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạn
Dưỡng thai là chỉ nguyên tắc mà thai phụ cần tuân thủ để thai nhi phát triển tốt. Ngay từ hàng ngàn năm trước, tổ tiên chúng ta đã chú ý ảnh hưởng sâu xa củaviệc bảo vệ thai phụ trong quá trình mang thai đối với sự phát triển vóc dáng và trí lực của trẻ. Sau đây trình bày khái quát kiên thức dưỡng thai.
» Tinh thần vui vẻ cởi mở
Con người có bảy loại tình cảm, tức :vui mừng, lo lắng, suy tư, tức giận, buồn rầu, sợ sệt, kinh hãi; nếu quá mức dễ sinh bệnh. Đồi với người phụ nữ mang thai, thì kích thích tinh thần quá mạnh hoặc quá lâu đều làm rối loạn hoạt động sinh lý bình thường; không những gây tổn hại sức khỏe của chính mình, mà ắt “mẹ bệnh liên lụy đến con”, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tại sao tình cảm, tinh thần của thai phụ lại ảnh hưởng đến thai nhi? Vì rằng hormone do tuyến nội tiết của cơ thể tiết ra chịu sự điều tiết của hệ thằn kinh. Việc cung cấp máu của thai nhi lầy từ cơ thể mẹ. Khi tình cảm, tinh thần của người mẹ thay đổi, ắt dẫn đến làm thay đồi thành phần hóa học của hormone trong máu, khiến thai nhi không yên, thậm chí còn để lại dị tật. Có một ví dụ: người phụ nữ mang thai trẻ trình bày với bác sĩ, chồng bà mắc bệnh trằm cảm, thường xuyên lớn tiếng đòi giết bà. Bà cảm thấy sợ hãi, cô đơn, không có chỗ dựa. Sau đó không lâu, bà cảm thấy thai nhi đạp lung tung trong bụng. Bác sĩ kiểm tra phát hiện cường độ hoạt động của thai nhi cao gấp 10 lần bình thường. Cho nên trong thời gian mang thai cần chú ý giữ tình cảm thoải mái, tỉnh thần vui vẻ.
» Phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
Phụ nữ mang thai cần chú ý thời tiết, chủ động điều chỉnh nóng lạnh, tăng cường thể chất, tránh đến những chỗ đông người, tránh tiếp xúc với người có bệnh truyền nhiễm, phòng ngừa lây bệnh. Y học hiện đại cho rằng, nguyên nhân vi trùng, vi rút gây tổn thương ở thai nhi có khả năng là làm hoại tử, tổn thương mô thai, thậm chí gây dị tật, chết thai. Phòng lây bệnh truyền nhiễm là 1 trong số cách dưỡng thai 3 tháng đầu, cách chăm sóc mẹ bầu hiệu quả nhất.
» Điều tiết ăn uống
Thai nhi lớn lên trong cơ thể mẹ, nguồn dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn dựa vào khí huyết của mẹ cung cấp. Khí huyết của cơ thẻ mẹ nhiều hay ít lại liên quan trực tiếp đến việc ăn uống và chức năng tì vị của thai phụ. Vì thế, việc điều chỉnh ăn uống của thai phụ phải quan trọng hơn người bìnhthường. Việc ăn uống của thai phụ phải đúng giờ, số lượng, chất lượng thích hợp, chủng loại đa dạng và giàu dinh dưỡng mới đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Nếu ăn không theo giờ giấc, lúc đói lúc no thất thường dễ tồn thương tì vị, làm giảm chức năng tiêu hóa hấp thu. Nếu ăn kiêng kem, chủng loại thực phẩm đơn điệu, hoặc ăn quá ít sẽ dẫn đến thiếu dinhdưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng tốt, người bị nặng thì thai nhi không phát triển. Nếu ăn uống quá nhiều, món ăn nhiều mỡ, nhiều chất thì có thể thai nhi quá lớn, tăng nguy cơ đẻ khó. Vì thế, việc ăn uống của thai phụ cần được coi trọng.
» Không nên uống rượu, hút thuốc
Chất độc trong rượu, thuốc lá có thể thông qua máu thai phụ xâm nhập bào thai làm tổn thương thai nhi.
» Cẩn thận sử dụng thuốc
Phụ nữ sau khi mang thai không được tùy tiện dùng thuốc. Từ xưa đến nay đều khuyến cáo phụ nữ mang thai sử dụng thuốc chữa bệnh phải hết sức thận trọng. Trong các sách thuốc nhiều đời nay đều nói đến nhiều loại thuốc Đông y, Tây y có thể gây tổn thương thai nhi, nên thai phụ kiêng sử dụng. Các loại thuốc Tây như: Streptomyein,Suefanulamide, Tetracyclin và nhiều loại thuốc khác tuy ít gây hại cho người lớn nhưng lại độc hại đối với thai nhi, sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ dẫn đến quái thai, dị tật thai, sử dụng sau 3 tháng mang thai có thể tích tụ trong cơ thể thai nhi gây ngộ độc.
» Tránh xa chuyện ái ân
Ngay từ thời xưa, các nhà y học đã cảnh báo “phụ nữ mang thai không nên ngủ cùng giường với chồng” chỉ ra rằng phụ nữ mang thai cần tránh chuyện ái ân. Vì rằng thai nhi ở trong bụng mẹ, dựa vào khí huyết của cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng, thai phụ cần yên tĩnh, dưỡng thai. Ái ân sau khi mang thai, nếu đầu thai kỳ dễ dẫn đến sẩy thai, cuối thai kỳ có khả năng dẫn đến đẻ non. Ngoài ra, ái ân trong giai đoạn này có thể khiến em bé sau khi chào đới dễ mắc bệnh viêm nhiễm.
» Chú ý vệ sinh thai nghén
Phụ nữ sau khi mang thai sẽ có những thay đồi đặc biệt về sinh lý, càng cần chú ý giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe; chú ý việc ăn mặc phù hợp với sự thay đổi thời tiết, mùa vụ, quần áo phải rộng rãi, thắt lưng không nên thắt quá chặt ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển của thai nhi. Khi tắm, nên áp dụng phương pháp tắm gội hoặc tắm lau, không tắm bồn. Ba tháng cuối thai kỳ cần đặc biệt chú ý không được để nước bẩn xâm nhập âm đạo. Hoạt động thích hợp: Khi mang thai, thai nncần hoạt động thích hợp có lợi cho dưỡng thai cũngnhư sinh đẻ. Ngược lại, nều ngủ quá nhiều, ít họađộng thì khí huyết kém lưu thông, không những ảnhhưởng sự phát triển của thai nhi mà cũng làm giảmkhí lực của chính thai phụ khiến đẻ khó khăn. Đươngnhiên, hoạt động của thai phụ phải có giới hạn nhátđịnh, không được lao động quá nặng, hoặc luyện tậpnhững môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực.
» Tránh chấn thương
Phụ nữ sau khi mang thai tránh lao động nặng, luôn luôn chú ý phòng ngừa chấn thương; vì chấn thương dễ gây tồn thương thai nhi, có khả năng dẫn đến sầy thai, đẻ non. Khi có hiện tượng sầy thai, triệu chứng như chảy máu âm đạo,đau bụng dưới thì cần bình tĩnh, chú ý nằm nghỉ và kịp thời khám, xử lý. Đồng thời phải tránh các chất phóng xạ, hóa chất độc hại.Trong thời gian mang thai, cần khám định kỳ đề sớm phát hiện tình hình bất thường nhằm xử lý kịp thời. Thuyết dạy thai có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng của dạy thai là chỉ các biện pháp bảo vệ bà mẹ và thay nhi sau khi người phụ nữ mang thai về các mặt tinh thần năn uống, lao động nghỉ ngơi, thích nghi thời tiết nhằm đảm bảo sức khỏe thể xác và tinh thần cả mẹ lẫn con, thúc đẩy sự phát triển thể chất và trí lực của thai nhi. Dạy thai theo nghĩa hẹp là chỉ trong quá trình mang thai và sinh đẻ, thai phụ cần tăng cường tu dưỡng tư tưởng đạo đức nhằm thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi, giúp em bé sau khi chào đời có phẩm chất đạo đức tốt. Người xưa cho rằng, trạng thái tinh thần của thai phụ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của thai nhi. Nếu thai phụ tăng cường tu dưỡng tư tưởng, phẩm chất đạo đức để có tinh thần cao thượng thì có thể làm cho trí lực tương lai của thai nhi phát triển, phẩm hạnh tốt. Nếu trạng thái tinh thần và tâm lý trong thời gian mang thai của thai phụ khác thường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của thai nhi. Nội dung chủ yếu của dạy thai là làm cho thai phụ giữ trạng thái tinh thần tốt để ứng phó với độc hại bên ngoài. Đây là 1 trong số cách dưỡng thai 3 tháng đầu, cách chăm sóc mẹ bầu hiệu quả. Nội dung cụ thể là:
- Giữ tinh thần yên tĩnh.
- Luyện tính nết dịu dàng, cao thượng.
- Nghe nhiều thấy nhiều những sự việc vui vẻ, tốt đẹp, tránh những thứ kích thích, xấu xa như tà dâm, ồn ào, hay nghĩ xấu, bạo lực v.v... Các biện pháp bồi dưỡng, giáo dục áp dụng trong quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi cũng là sự mở đầu của việc giáo dục trẻ. Nhà khoa học nồi tiếng Ngalvan Petrovich Pavlov từng nói: “Bé ra đời được ba ngày mới tiến hành giáo dục là đã trễ mất ba ngày”. Đây là lời giải thích chính xác đối với thuyết dạy thai.