Cẩm nang về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi từ A đến Z

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thế nào đúng là một nhiệm vụ rất khó khăn với ba mẹ, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ. Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự cẩn thận và yêu thương. Em bé cần được cho bú đều đặn, thường xuyên, tầm 2-3 giờ một lần. Việc vệ sinh hàng ngày như tắm bé, làm sạch mặt và mông bé cũng cần được thực hiện. Đặc biệt, phải đảm bảo bé được nằm ở một môi trường thoáng mát và sạch sẽ. Bé có thể được cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhẹ nhàng vào buổi sáng. Bên cạnh đó, cần chú ý đến việc giữ ấm cho bé bằng cách mặc đồ phù hợp và

Cẩm nang về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi từ A đến Z

Nội dung chính

  1. Thể chất và nhận thức của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

  2. Dinh dưỡng cho bé 1 tháng tuổi thế nào là đủ và hợp lý

  3. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

  4. Tắm đúng cách cho trẻ 1 tháng tuổi

  5. Lưu ý lựa chọn đồ cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

  6. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú, ngủ

  7. Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh 

  8. Theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Thể chất và nhận thức của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Để có thể chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi được tốt nhất thì trước tiên bố mẹ phải biết ở giai đoạn này thể chất và nhận thức của con phát triển như thế nào, điều này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được ví như tờ giấy trắng, thậm chí lúc này con mới phát hiện ra tay và chân là bộ phận của cơ thể mình. Con rất nhạy cảm với mọi việc diễn ra xung quanh, để con tập trung vào giấc ngủ, ít giật mình và ngủ sâu thì mẹ có thể kéo rèm tối hoăc cũng có thể quẫn chũn cho bé khi ngủ hay bằng cách nào cho bé có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ .

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần sự tỉ mỉ của ba mẹ, nên cho con yêu bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần sự tỉ mỉ của ba mẹ, nên cho con yêu bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Em bé sơ sinh sẽ dần thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung và ngày càng khỏe mạnh. Con bú nhiều và tăng cân nhanh hơn ở giai đoạn này, thậm chí là có thể ngóc đầu lên trong thời gian ngắn khi được bế, nhưng mẹ vẫn cần dùng tay đỡ đầu con thật cẩn thận.

Bố mẹ không nên quá hy vọng lúc này con sẽ biết làm gì, ăn ngon, ngủ nhiều là nhiệm vụ hàng đầu của con. Bố mẹ hãy giúp đỡ con bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ môi trường ngủ an toàn và cho bé vào nếp sinh hoạt để con ngủ 11- 12 tiếng vào ban đêm, con có thể dậy 2- 3 lần ăn đêm rồi ngủ tiếp.

Khi được 1 tháng tuổi con sẽ biết bộc lộ cảm xúc tự nhiên như cười khúc khích, bi bô, khò khè hoặc ậm ừ. Trẻ cũng bắt đầu thấy thích thú khi nghe giọng mẹ nên nếu có việc bận mẹ hãy vừa làm vừa nói chuyện hoặc hát cho con nghe nha.

Thị lực của trẻ sơ sinh cũng phát triển, con đã học cách tập trung nhìn bằng cả 2 mắt nên có thể theo dõi một vật đang chuyển động.

Dinh dưỡng cho bé 1 tháng tuổi thế nào là đủ và hợp lý

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Một thông tin có thể nhiều mẹ chưa biết đó là sữa mẹ có khả năng thay đổi theo nhu cầu của trẻ sơ sinh.  

Trong những tháng cuối của thai kỳ và khoảng 6 ngày đầu sau sinh, sữa mẹ đang ở giai đoạn sữa non đặc sánh, màu vàng óng hoặc vàng nhạt, được tuyến vú tiết ra với số lượng rất nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa non giàu carbohydrate, protein, vitamin tan trong chất béo, khoáng chất và các kháng thể truyền từ mẹ sang con.

Dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi

Do vậy mà sữa non sẽ truyền các dưỡng chất và kháng thể cho em bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch thụ động, bảo vệ con yêu trước một số bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Chính vì lẽ đó mà người ta vẫn thường ví sữa non là phương thuốc bổ đặc biệt có tên là "sữa miễn dịch".

  • Giai đoạn từ 6- 14 ngày sau sinh: các nhà khoa học gọi sữa tiết ra khi sữa non kết thúc và chuẩn bị có sữa trưởng thành là sữa chuyển tiếp. Loại sữa này chứa nhiều calo hơn sữa non và thành phần gồm hàm lượng chất béo, đường lactose, các vitamin tan trong nước và tan trong chất béo: A, D, E, K.

  • Giai đoạn từ 14 ngày trở ra: sữa mẹ lúc này được gọi là sữa trưởng thành với thành phần gồm 90% nước cung cấp cho cơ thể bé, 10% còn lại gồm glucid, protein, chất béo cần thiết. Ở giai đoạn này, sữa trưởng thành giàu protein, DHA và ARA- hai loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, đường lactose- một loại glucid dạng đường giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển mô não, hệ thần kinh trung ương và các vi khuẩn có ích trong đường ruột.

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, lúc mới chào đời, nhất là ở giai đoạn trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, dạ dày và hệ tiêu hóa của em bé vẫn chưa hoàn thiện nên ba mẹ cần chia nhỏ cữ bú trong ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa thì mỗi bé sẽ có một lịch bú và số lượng sữa khác nhau, ba mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn dưới đây để cân đối dinh dưỡng cho hợp lý.

Tùy vào số ngày tuổi để mẹ cho con bú lượng sữa phù hợp

Tùy vào số ngày tuổi để mẹ cho con bú lượng sữa phù hợp

  • Bé từ 1-2 ngày tuổi: có thể bú từ 8- 12 cữ mỗi ngày, mỗi cữ 30- 90ml. Có thể lúc này bạn chưa quen với việc cho con bú nhưng điều này rất quan trọng để trẻ làm quen với việc bú sữa.

  • Bé từ 3 đến 7 ngày tuổi: bú từ 8- 12 cữ 1 ngày, mỗi cữ bú từ 60- 90ml. Giai đoạn này bạn cũng nên tránh cho con bú sữa bột vì việc bé không bú sữa mẹ sẽ làm tuyến sữa không tiết ra nữa.

  • Bé từ 8 ngày đến 1 tháng tuổi: lượng ăn có thể tăng lên 90- 150ml/một cữ, mỗi ngày bú khoảng 8- 12 cữ. 

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi ngoài chế độ dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng là yếu tố rất quan trọng mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Ở giai đoạn này thì hoạt động chủ yếu của bé chính là ngủ và chỉ thức dậy 2- 3 lần/ giờ để bú. Có đến 99% các bé ngủ cả ngày lẫn đêm trong vài tuần đầu. Và để con yêu có giấc ngủ ngon và sâu thì mẹ cần nhớ:

Để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tốt nhất, ba mẹ luôn phải chú trọng đến giấc ngủ của con

Để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tốt nhất, ba mẹ luôn phải chú trọng đến giấc ngủ của con

  • Tránh phòng ngủ của bé quá sáng, nếu có cửa sổ thì mẹ nên làm rèm để che bớt ánh sáng.

  • Để bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc, tránh để các vật mềm, mịn như gối hay thú nhồi bông xung quanh khi bé ngủ để tránh nguy cơ tử vong do ngạt thở.

  • Phòng ngủ cần sạch sẽ, thoáng, ít đồ đạc, ga đệm cần được thay 3- 4 ngày một lần.

Tắm đúng cách cho trẻ 1 tháng tuổi

Ngoài ăn ngủ thì cách tắm và vệ sinh rốn cho con cũng là điều cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Ở giai đoạn này, ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ rốn cho con sau mỗi lần tắm, dùng khăn bông mềm để lau khô, tuyệt đối không để rốn ướt để tránh nhiễm khuẩn. Thông thường rốn của bé sẽ rụng sau 7- 10 ngày tùy vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh.

1 Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể cho bé dùng tã vải hay tã giấy hoặc dùng xen kẽ cả hai loại tã để tiết kiệm. Khi chọn tã giấy cho con, nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa. Nếu cho con dùng tã vải, nên chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.

Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Nên thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.

Hướng dẫn đầy đủ về chăm sóc trẻ sơ sinh

Nên thay tã cho bé sau khi bé tè hoặc ị

2 Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Để tiện dụng, nên dùng sữa tắm gội 2 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Trước khi tắm cho bé, cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:

  • Rửa tay thật sạch. Lưu ý, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, không nên để móng tay dài hay đeo nữ trang có bề mặt xù xì hay sắc cạnh vì chúng có thể khiến làn da trẻ bị trầy xước

  • Khăn xô khổ nhỏ, khăn xô khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay...

  • Gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng

  • Nước muối sinh lý 0,9%.

Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ khoảng 36 - 38 độ C (tùy theo từng mùa) là thích hợp để tắm cho trẻ.

Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương.

Khi đã chuẩn bị mọi thứ, tiến hành tắm cho trẻ theo các bước sau:

  • Mẹ đặt bé nằm trên giường hoặc mặt phẳng, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý lau mắt cho bé theo hướng từ trong ra ngoài.

  • Dùng khăn tắm mềm để làm sạch lỗ mũi cho bé.

  • Lau mặt cho bé.

  • Bế bé lên và gội đầu cho bé: Ngón cái và ngón đeo nhẫn của bàn tay bế bé ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai để tránh nước chảy vào tai bé, tay kia dùng khăn (gạc) thấm nước làm ướt tóc bé. Tiếp theo, lấy một ít dầu gội thoa lên tóc bé rồi xả lại cho sạch, dùng khăn lau khô đầu bé.

  • Khi bé chưa rụng rốn, nên dùng khăn mềm lau người cho bé, tránh làm ướt rốn. Nếu muốn tắm cho bé, mẹ đặt bé vào trong chậu nước có hòa sẵn chút sữa tắm để tắm nhưng sau đó cần vệ sinh vùng rốn cho bé, tránh nhiễm khuẩn.

  • Cho trẻ sang chậu nước tắm khác để tắm cho sạch lại

  • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc mặt phẳng có lót khăn xô khổ lớn, dùng khăn lau khô và ủ ấm cho trẻ.

  • Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt, mũi rồi dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài. Dùng tăm bông/bông gòn để làm sạch vùng bên ngoài tai cho trẻ. Tránh để đầu chai nước muối hay thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt, mũi trẻ.

  • Nhỏ nước muối sinh lý lên gạc rơ lưỡi để làm vệ sinh miệng cho bé.

  • Dùng bông gòn thấm sạch nước quanh rốn, dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý lau khô rốn. Nên để rốn thoáng, tránh quấn băng gạc ngay nhằm giúp rốn mau khô, nhanh rụng hơn.

  • Mặc áo, tã, bao tay và cho bé bú ngay nếu thấy bé có nhu cầu.

  • Nếu muốn cắt móng tay, móng chân cho bé yêu, bạn hãy cắt sau khi bé vừa tắm xong. Lúc này, bé đang thoải mái và móng lại rất mềm, dễ cắt.

Ngoài ra, cũng có thể đợi cho bé ngủ say rồi cắt. Việc cắt móng tay, móng chân thường xuyên sẽ giúp móng tay, móng chân bé không bị xước, hạn chế tình trạng móng xước móc vào bao tay khiến bé đau, khó chịu hoặc bé tự làm đau mình.

Hướng dẫn đầy đủ về chăm sóc trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh cần thật nhẹ nhàng

3 Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, cuống rốn là vết thương hở, rất dễ nhiễm trùng nếu mẹ không chăm sóc tốt. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ.

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:

  • Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90 độ.

  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.

  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.

  • Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.

  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh

Chăm sóc rốn cẩn thận cho trẻ sơ sinh

Cần theo dõi và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày. Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau, hãy đưa bé đi khám tại chuyên khoa Nhi ngay:

  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.

  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.

  • Da quanh rốn sưng, đỏ.

  • Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.

  • Rốn chưa rụng dù bé đã sinh được 3 tuần.

  • Nếu thấy rốn con có dấu hiệu bất thường, bạn tuyệt đối không được dùng kháng sinh hay bất cứ loại thuốc gì cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý lựa chọn đồ cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Lựa chọn chất liệu vải tự nhiên, thoáng mát

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học hoặc pha trộn nhiều loại vải. Do vậy, tiêu chí đầu tiên mà mẹ cần quan tâm khi chọn mua quần áo là chất liệu vải bởi chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với làn da bé.

Mẹ nên chọn đồ được làm tử vải tự nhiên, mềm thoáng để tạo sự dễ chịu cho con

Mẹ nên chọn đồ được làm tử vải tự nhiên, mềm thoáng để tạo sự dễ chịu cho con

Quần áo trẻ nên dùng từ chất liệu tự nhiên an toàn và lành tính để nâng niu làn da bé đồng thời giúp bé luôn thoải mái khi mặc. Các sản phẩm được làm 100% cotton tự nhiên là ưu tiên hàng đầu cho bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể chọn các chất liệu vải như sợi bông hỗn hợp, sợi tre, vải linen, vải lanh, mùa đông có thể dùng đồ len, bông để giữ ấm.

Lựa chọn theo cân nặng và chiều cao của bé.

Cũng giống người lớn thì trẻ 1 tháng tuổi sẽ thấy thoải mái và dễ chịu nhất khi mặc quần áo vừa vặn với cơ thể của mình. Do đó mà khi mua quần áo, mẹ nên chọn dựa vào cân nặng, chiều cao và thể trạng của bé.

Cùng một bộ đồ nhưng có trẻ thì mặc vừa, trẻ mặc rộng, trẻ mặc chật thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé vì đây là chuyện hết sức bình thường, chỉ cần con cảm thấy thoải mái là được. 

Nếu vẫn chưa biết nên chọn size số như thế nào thì mẹ nên tham khảo tư vấn từ người bán để có được lựa chọn phù hợp nhất.

Chọn đồ theo mùa, thời tiết

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dễ mắc các bệnh về da và đường hô hấp. Để bảo vệ cơ thể con tốt nhất trước tác động của môi trường thì mẹ nên cho con mặc quần áo theo mùa, thời tiết để bảo vệ sức khỏe con, tránh việc ốm vặt.

Nếu thời tiết là mùa hè thì nên cho con mặc đồ cộc, nhẹ và mỏng để con được thoáng mát. Còn mùa đông gió lạnh thì cần mặc quần áo dài và dày để giữ ấm. Ngoài ra mẹ cũng nên chuẩn bị vài chiếc áo khoác, bộ đồ thun dài và mỏng để mặc cho bé khi giao mùa.

Mua số lượng vừa đủ, không nên mua quá nhiều

Nhiều mẹ thường có quan niệm “mua thừa còn hơn thiếu”, mua dư ra để mặc cho được lâu, đỡ phải đi nhiều lần. Tuy nhiên đây lại là quan niệm sai lầm bởi trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những tháng đầu đời thường phát triển rất nhanh, bộ đồ có thể đang mặc vừa nhưng sang tháng đã chật là chuyện quá bình thường.

Vì vậy, nếu mẹ mua đồ cùng 1 size ở cùng 1 thời điểm thì có thể sẽ lãng phí, giải pháp tốt nhất là mua đủ dùng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Vậy bao nhiêu là đủ, chúng tôi gợi ý cho bố mẹ:

Nếu trẻ sinh vào mùa hè thì số lượng sẽ là 10- 15 mẫu áo các loại gồm áo thun, áo sát nách; 15- 20 chiếc quần cộc; 2- 3 đồ bộ; 3- 5 mẫu romper, bodysuit; 2- 3 mẫu áo khoác mỏng.

Nếu trẻ sinh vào mùa đông thì ác sát nách, quần cộc sẽ đổi thành đồ dài và thêm 2- 3 chiếc áo khoác dày.

Về mẫu mã, màu sắc

Bố mẹ nên chọn áo loại xé dán hoặc buộc dây, tránh các loại áo cài cúc vì dễ hằn lên da bé do cúc áo tì vào, cũng tránh các loại quần áo dính cườm, hạt, đá hoặc sequin vì có thể làm da bé bị xước, gây nguy hiểm cho bé trong quá trình mặc nếu bé giật, cắn ra; đường may quần, áo, mũ, tất,... phải tinh tế, không được có chỉ thừa để tránh các ngón tay, chân bé mắc vào phần chỉ thừa.

Màu sắc nên chọn màu đơn giản, nhẹ nhàng vì chúng sẽ không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho da trẻ.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú, ngủ

Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé. Cần chọn tư thế bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm.

  • Tư thế ngồi: người mẹ ngồi thật thoải mái, lưng có thể tựa sao cho cơ vùng cổ và thắt lưng không bị căng gây mỏi và đau lưng. Trẻ được giữ chắc và nâng bởi vòng tay của mẹ. Có thể chêm thêm gối phía dưới để việc nâng trẻ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Hướng dẫn đầy đủ về chăm sóc trẻ sơ sinh

Tư thế ngồi cho trẻ bú được khuyên dùng

  • Tư thế trẻ nằm sát mẹ: Người mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng bé áp sát ngực dưới của mẹ. Mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào vú mẹ.

Sau khi mẹ và trẻ đã vào tư thế cho bú, mẹ lau sạch núm và bầu vú rồi dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ phần gần núm vú. Đưa nhẹ núm vú vào môi bé để kích thích phản xạ bú, khi bé há miệng thì ép sát và đưa núm vú vào miệng bé.

  • Cần bảo đảm trẻ ngậm vú đúng: Miệng bé há rộng, ngậm cả quầng vú, cằm chạm sát vú mẹ, môi dưới đưa ra ngoài. Bé mút đều đặn, hai má căng, bà mẹ có thể nghe được tiếng nuốt sữa ực, ực. Nên cho bé bú hết sữa 1 bên vú, nếu bé chưa no thì cho bú tiếp vú còn lại.

Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu, thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Nếu bé ngủ quá nhiều thì nên đánh thức và cho trẻ bú mỗi 3 giờ. Nếu trẻ không bú 2 cữ hoặc phản xạ nút quá yếu, hay nôn ói ... thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Khi hâm nóng sữa mẹ, không đun sôi trên bếp mà làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình vào một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 40 độ C. Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì có thể làm tan bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi, sau đó lắc đều và bảo đảm nhiệt độ đủ ấm.

Cần cho bé ngủ ở phòng sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để bé dễ ngủ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh thì nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 28 độ C. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé bị cảm lạnh hoặc nhiệt độ cao sẽ khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc.

ham-sua-cho-tre-so-sinh

Hâm nóng sữa mẹ bằng ngâm nước ấm

Việc trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ chỉ có thể ngủ ngon khi được bú no, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé trước khi bé ngủ.

Mẹ có thể cho bé nằm nôi và đung đưa nhẹ, hát ru khe khẽ hoặc mở nhạc êm dịu để bé dễ ngủ hơn. Nên tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp, nếu trẻ nằm sấp thì phải theo dõi cẩn thận.

 Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng.

cham-soc-da-cho-tre-so-sinh

Làn da của trẻ sơ sinh rất dễ tổn thương

Việc chăm sóc da và việc chọn các sản phẩm chăm sóc da cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng

Mẹ hãy chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác. Dù sự cọ xát là nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng có thể khiến da trẻ bị trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm. Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé.

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng có hại từ môi trường

Thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Nên dùng các sản phẩm nhẹ dịu đã được kiểm chứng lâm sàng để tránh kích ứng da. Chọn loại tã phù hợp cho bé.

  • Tránh để các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mắt bé

Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm. Dùng các sản phẩm chăm sóc da và tóc nhẹ dịu, không gây cay mắt. Tránh các sản phẩm làm sạch có chứa cồn hoặc xà phòng có chất tẩy mạnh.

  • Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp

Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé. Song việc không thay tã thường xuyên (kể cả tã vải, tã giấy) và môi trường nóng ẩm có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Mỗi khi thay tã cho bé, mẹ cần rửa sạch vùng mang tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé.

Hạn chế tác động đến sự cân bằng của các loại vi khuẩn thường trú trên da của trẻ. Các chủng vi khuẩn thường trú trên da trẻ sơ sinh có ngay sau khi bé sinh ra. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. Do vậy, cần phải giữ cuống rốn luôn sạch và khô, thoáng. Tắm cho bé bằng loại sữa tắm nhẹ dịu và có độ pH cân bằng phù hợp với làn da của trẻ.

ve-sinh-ta

Nên vệ sinh sạch sẽ vùng mang tã của bé

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để con có đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn là cơ hội cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cao, điều này gây không ít khó khăn cho mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Nếu bạn vẫn bối rối không biết nên bắt đầu chăm sóc bé như thế nào đặc biệt là những ngày đầu sau sinh thì hãy tham khảo bài viết này. Hoặc tìm hiểu cách chăm sóc bé ăn ngon, ngủ ngon đến khi đầy tháng của Vinmec để giải tỏa căng thẳng và bắt đầu công việc làm mẹ tốt nhất, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ sơn sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

 

Theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Tháng đầu sau sinh, sự phát triển của trẻ thể hiện như sau:

  • Về nhận thức: vẫn chưa nhận thức được thế giới xung quanh, các giác quan chưa được hoàn thiện.

  • Về ngôn ngữ: bé chưa cử động cơ mặt được, bé chủ yếu là khóc.

  • Về thể chất: bé sẽ tăng một số ít cân sau vài tuần chào đời.

Để theo dõi sự phát triển của con yêu, bạn có thể nhìn vào biểu đồ theo dõi sự phát triển của trẻ trong hồ sơ y tế cá nhân (PCHR) để thấy con mình đang phát triển như thế nào bởi các chỉ số về chiều cao, cân nặng hay vòng đầu đều có những biểu đồ theo dõi riêng.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vô cùng vất vả, đặc biệt là mẹ vừa mất rất nhiều sức để trải qua giai đoạn vượt. Vì vậy bên cạnh việc chăm sóc con, mẹ cũng cần ngủ và ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Giữ vững sức khỏe và tinh thần chính là bước đầu tiên để mẹ chăm sóc thật tốt cho bé yêu, giúp bé có nền tảng tốt nhất cho sự phát triển vượt trội trong tương lai.

Với những kiến thức trong bài viết trên, ba mẹ phần nào cũng hiểu hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.