Trẻ bị vàng da phải làm sao
Vàng da là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé sinh thiếu tháng. Thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về loại bệnh này và giúp các ba mẹ biết cách xử trí khi bé yêu bị vàng da.
1. Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Khi gặp tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, các ba mẹ không khỏi lo lắng và phiền muộn? Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sinh thiếu tháng. Các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân gây vàng da ở trẻ nhỏ là do nồng độ sắc tố Bilirubin có trong máu cao làm làn da của trẻ bị vàng. Nồng độ Bilirubin càng cao, gan càng mất nhiều thời gian để xử lý dẫn đến tình trạng vàng da càng kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời dễ gây ra biến chứng nhiễm độc thần kinh. Tuy nhiên các ba mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé sinh thiếu tháng.
Vậy khi bé bị vàng da phải làm sao? Thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về loại bệnh này và giúp các ba mẹ biết cách xử trí khi bé yêu bị vàng da.
2. Phân loại vàng da
Sắc tố Bilirubin dư thừa không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ dưới da gây ra tình trạng vàng da. Bệnh vàng da được phân làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
2.1. Vàng da sinh lý
Đây là hiện tượng thoáng qua, tình trạng vàng da nhẹ. Đối tượng bị xảy ra ở cả trẻ sinh đủ tháng lẫn thiếu tháng, ốm yếu lẫn khoẻ mạnh bình thường. Ở trẻ sơ sinh, ơ chế sản xuất hồng cầu liên tục và nhanh. Các tế bào hồng cầu cũ vỡ ra giải phóng sắc tố Bilirubin , các tế bào mới được sản sinh ra. Đối với những trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao, Bilirubin được sản sinh ra nhiều khiến nó bị dư thừa. Gan của trẻ còn chưa hoàn thiện, tốc độ đào thải thấp khiến nồng độ Bilirubin trong máu cao gây ra hiện tượng vàng da. Sau một thời gian nhất định, cơ thể đào thải dần dần làm sắc tố Bilirubin giảm đi và tình trạng vàng da dần dần cải thiện và biến mất hẳn.
Đặc điểm của vàng da sinh lý:
+ Xuất hiện sau 3 – 5 ngày sau khi sinh.
+ Tình trạng vàng da ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện ở các vùng mặt, cổ, ngực và phần bụng nằm ở phía trên rốn.
+ Thể trạng trẻ khoẻ mạnh bình thường. Ăn ngủ nghỉ tốt.
+ Nồng độ sắc tố Bilirubin trong máu không vượt quá 12mg/dL.
+ Quan sát phân của trẻ có màu vàng, nước tiểu trong.
+ Bệnh tự khỏi hết trong vòng 10 ngày sau khi sinh đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng.
2.2. Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý là tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn so với sinh lý. Mức độ vàng da nặng hơn. Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tình trạng trở nên nặng đi, khu vực vàng da lan nhanh ra toàn thân và làm trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, bỏ bú. Ở mức độ nặng, vàng da bệnh lý làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh về viêm gan, nhiễm khuẩn, ứ mật,…
Đặc điểm của vàng da bệnh lý:
+ Xuất hiện sớm từ 2 – 3 ngày sau khi sinh
+Tình trạng vàng da quan sát rõ, tốc da lanh nhanh, vàng toàn thân.
+ Xét nghiệm nồng độ Bilirubin vượt ngưỡng 18mg/dL và tốc độ tăng Bilirubin trong máu đạt đến 5mg/dL mỗi ngày.
+ Không tự hết sau 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng, 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.
+ Thể trạng trẻ mệt mỏi, có thể kèm theo các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, ngủ li bì, sụt cân, thở nhanh, thân nhiệt thấp, co giật,…
3. Làm thế nào để phát hiện vàng da ở trẻ?
Bởi vì vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến nên các ba mẹ cần quan sát trẻ hàng ngày để phát hiện kịp thời. Đặc biệt là 2 tuần đầu sau khi sinh. Cần quan sát trẻ ở nơi có ánh sáng tự nhiên. Nếu quan sát trẻ dưới ánh đèn sẽ không nhìn rõ và đánh giá đúng mức độ vàng da. Mẹ dùng tay ấn nhẹ lên da của trẻ trong 5 giây. Có thể ấn tay ở vùng bụng, ngực, bàn chân. Khi mẹ nhấc tay lên mà vùng da vừa được ấn xuất hiện màu vàng thì có thể trẻ mắc bệnh vàng da.
Kết hợp với các thông tin về đặc điểm của vàng da sinh lý và bệnh lý mà ba mẹ biết được bé yêu nhà mình thuộc trường hợp nào.
4. Khi trẻ bị vàng da phải làm sao?
Các đặc điểm nêu rõ trên đây giúp các ba mẹ dễ nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, đồng thời phán đoán loại tình trạng vàng da của con mình. Đối với vàng da sinh lý, các ba mẹ không cần phải quá lo lắng vì nó sẽ tự hết khi gan trẻ dần hoàn thiện. Bên cạnh đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể trẻ loại bỏ nhanh hơn sắc tố Bilirubin ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, phân.
Đối với vàng da bệnh lý, tốc độ vàng da lan nhanh nên ba mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị:
- Xuất hiện vùng vàng trên da trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Vàng da lâu khỏi, không tự khỏi sau 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và sau 2 tuần đối với trường hợp trẻ sinh thiếu tháng.
- Tình trạng vàng da trở nên nặng dần, lan ra nhanh các vùng khác.
- Trẻ bú kém, ngủ li bì, sốt cao, co giật.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tuy có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhưng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ theo nồng độ Bilirubin có trong máu. Bởi vậy việc quan sát mức độ vàng da và vùng bị vàng da không đánh giá cách chính xác nhất tình trạng của trẻ. Sự giúp đỡ của các bác sĩ cùng các thiết bị máy móc sẽ đánh giá tình trạng của bệnh và đưa ra phác độ điều trị thích hợp nhất.
Vì cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Tuyệt đối không tự ý tham khảo các mẹo dân gian truyền tai nhau bởi nhiều mẹo chưa được kiểm chứng khoa học về hiệu quả rất dễ làm tình trạng vàng da của trẻ trở nên nặng hơn. Ba mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về cơ sở y tế đến khám, không nên đến các cơ sở kém uy tín.
5. Các phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
5.1. Chiếu đèn
Đây là phương pháp điều trị phổ biến được chỉ định khi nồng độ Bilirubin tăng đến ngưỡng phải điều trị. Ánh sáng của đèn có bước sóng từ 400 – 480 nm, khi được chiếu sẽ thâm nhập vào cơ thể qua lớp da. Tiếp đó ánh sáng đèn giúp biến đổi Bilirubin thành Photobilirubin. Chất này hoà tan được trong nước và được gan hoặc thận xử lý và đào thải ra khỏi cơ thể.
Phương pháp chiếu đén có ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản, chi phí điều trị rẻ. Khi cho trẻ sơ sinh chiếu đèn, cần cởi hết quần áo. Chỉ để trẻ mặc bỉm và cần che mắt để ánh đèn không ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Phương pháp chiếu đèn được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Tình trạng vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau khi sinh
- Nguyên nhân vàng da là do tăng bilirubin gián tiếp
- Trẻ chưa có dấu hiệu về nhiễm độc thần kinh
- Dự phòng vàng da đối với trẻ sinh thiếu tháng, xuất huyết ở mức độ nặng, có xuất hiện bướu máu.
Và chiếu đèn chống chỉ định cho các trường hợp sau:
- Tình trạng vàng da do nguyên nhân là tăng bilirubin trực tiếp
- Mắc bệnh porphyrin niệu bẩm sinh
5.2. Sử dụng sợi quang
Trẻ bị vàng da được đặt nằm trong chiếc chăn đèn sợi quang. Chăn toả ánh sáng chiếu vào da giúp giảm nồng độ Bilirubin. Bé vẫn có thể cho bú bình thường.
5.3. Thay máu
Nếu trẻ bị vàng da nặng, tình trạng vàng da lan toả ra nhiều vùng trên cơ thể. Trẻ có biểu hiện khác thường như mệt mỏi, bỏ bú, ngủ li bì,…Khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao vượt ngưỡng 20%. Hoặc khi trẻ điều trị bằng phương pháp chiếu đèn và sợi quang mà không khỏi sẽ được chỉ định thay máu.
Phương pháp này giúp ngăn cản nguy cơ nhiễm độc thần kinh. Máu chứa Bilirubin sẽ được thay thế bằng lượng máu nhỏ không chứa sắc tố Billirubin. Nhờ đó làm giảm nồng độ Billirubin xuống. Khi được điều trị tích cực sẽ giảm nồng độ Billirubin về ngưỡng an toàn và sẽ hết vàng da trong vòng 1 tuần. Sau đó ba mẹ có thể đưa bé về nhà để điều trị.
Những lưu ý trong phương pháp thay máu:
- Cần kiểm tra nồng độ sắc tố Bilirubin trong máu để đánh giá mức độ của bệnh.
- Trẻ cần được chiếu đèn trước khi được chỉ định điều trị bằng phương pháp thay máu.
- Đánh giá biến chững não do nồng độ Bilirubin tăng.
Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh vàng da ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó mẹ cũng cần đảm bảo:
- Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cần cho bé thường xuyên bú. Cho bé bú từ 8 -12 cữ mỗi ngày. Bởi sữa mẹ là dưỡng chất tốt nhất cho trẻ nhỏ, mang đến hệ miễn dịch khoẻ mạnh giúp trẻ phòng chống bệnh tật cùng các biến chứng. Việc bú sữa mẹ hoàn toàn cũng giúp làm giảm nhanh chóng nống độ Billirubin trong máu.
- Nếu mẹ ít sữa hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ về sữa côn thức phù hợp. Trong tuần đầu tiên, trẻ cần được bú khoảng 30 – 60 ml tuỳ theo nhu cầu trong 2 – 3 giờ.
- Đảm bảo trẻ đủ ấm, chăm sóc vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ và thường xuyên.
- Tắm nắng cho nên thực hiện vào sáng sớm hoặc lúc xế chiếu. Vì đây là thời điểm nắng dịu nhẹ, chứa tia cực tím thấp. Tuy tắm nắng không có tác dụng trong việc giảm Billirubin nhưng việc này giúp ngăn tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài và chuyển biến xấu.
- Không cho bé nằm ở buồng tối liên tục.
- Cần quan sát và theo dõi màu da của trẻ hàng ngày. Khi phát hiện bệnh tình trở nên nặng hơn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín. Tuyệt đối không tự bắt bệnh và tự điều trị hay nghe theo các mẹo dân gian.