Trẻ không đi ngoài được phải làm sao cho khỏi
Việc không đi ngoài được làm trẻ cảm thấy khó chịu và vô cùng mệt mỏi. Nếu tình hình không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập hằng ngày. Không chỉ vậy nó còn khiến trẻ cảm thấy chán ăn, suy dinh dưỡng và có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi bé nhà mình bị tình trạng này, các ba mẹ không khỏi lo lắng và sợ hãi. Hãy bỏ túi các kinh nghiệm dưới đây. Đảm bảo giúp trẻ đi cầu trở nên dễ dàng.
1. Triệu chứng nhận biết
Nhận biết rõ các triệu chứng giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc điều trị tình trạng không đi ngoài được của con. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp các triệu chứng đảm bảo hữu ích với ba mẹ:
- Số lần đi đại tiện ít hơn so với bình thường.
- Lúc đại tiện, bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái và ngồi rất lâu.
- Bé phải dùng đến nhiều sức để rặn gây cảm giác đau rát, làm bé la hét lên và gọi ba mẹ cầu cứu.
- Phân đi ngoài khô, to, xuất hiện vết máu.
2. Nguyên nhân làm trẻ không đi ngoài được
Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, hầu như ai trong chúng ta cũng từng bị đi ngoài khó khiến người cảm thấy khó chịu, uể oải. Tình trạng này còn được gọi là táo bón và không phải là hiếm gặp. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến làm trẻ đi ngoài không được:
- Nhịn đi cầu
Trẻ em luôn hứng thú với các hoạt động vui chơi, giải trí. Đang trong cuộc chơi, trẻ dễ bị cuốn vào và sao nhãng các việc xung quanh. Ngay cả việc đi cầu, chúng tường có xu hướng nhịn để không bị gián đoạn cuộc chơi. Bên cạnh đó trẻ thường không thích đi cầu ở nhà vệ sinh công cộng xa lạ. Điều này dẫn đến phân bị tích tụ dần dần và trở nên khô cứng nên rất khó để đào thải ra ngoài. Nếu duy trì thói quen này lâu dài rất không tốt cho đại tràng, khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng và điều trị mất thời gian hơn.
- Chế độ ăn uống không hợp lý
Nhiều trẻ cảm thấy thích thú với các món ăn từ thịt, hải sản hơn so với rau xanh, trái cây. Việc bổ sung ít chất xơ khiến phân không được làm mềm, trở nên cứng khô. Việc đi cầu trở nên khó khăn, gây đau rát, chảy máu.
- Uống ít nước
Nước góp phần vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển chất trong cơ thể cách nhuần nhuyễn. Nước giúp thức ăn dễ tiêu hoá hơn. Khi trẻ uống ít nước sẽlàm quá trình bài tiết phân trở nên chậm đi. Điều này làm phân khô cứng khiến việc đi cầu khó khăn hơn.
- Tác dụng của thuốc
Nhiều trẻ cần đến các loại thuốc điều trị thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng,... Việc dùng các loại thuốc trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến chức năng của ruột làm rối loạn việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Thức ăn bị ứ đọng kết thành khối cứng. Và khi đưa xuống ruột già sẽ trở thành phân cứng. Điều này giải thích vì sao trẻ không đi ngoài được.
- Di truyền
Các nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ có ông bà, bố mẹ, anh chị thường xuyên bị táo bón do bệnh lý có nguy cơ mắc táo bón cao hơn. Điều này có thể do tính di truyền hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý của cả gia đình.
- Do bệnh lý
Nguyên nhân này tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng lại nằm trong nhóm nguy hiểm. Những trẻ mắc các bệnh bẩm sinh về rối loạn điện giải trong máu, đường ruột, cột sống, phình đại tràng,...rất dễ bị táo bón. Trong trường hợp này ba mẹ cần phát đưa con đi khám để bệnh không chuyển biến xấu gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Trẻ không đi ngoài được kéo dài nguy hiểm thế nào?
Việc bị táo bón kéo dài phân khô cứng khiến việc đại tiện trở nên khó khăn, gây đau rát khiến cả thể chất và tinh thần mệt mỏi. Từ đó sinh ra tâm lý trốn đi vệ sinh càng làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Khi phân đào thải ra ngoài kém sẽ gây chướng bụng, đầy hơi làm trẻ mất cảm giác ăn ngon miệng, bỏ bữa, còi cọc ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Phân ứ đọng lâu trong trực tràng về lâu dài còn là tác nhân gây sa trực tràng, trĩ phát sinh, viêm ruột. Không những vậy việc lưu giữ chất thải quá lâu làm tích tụ chất độc trong cơ thể. Điển hình là NOCs và Deoxycholic Acid gây ung thư trực tràng.
3. Trẻ em bị táo bón phải làm sao?
Đừng nghĩ việc trẻ không đi ngoài được là chuyện cỏn con. Thực tế nếu không được trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi trẻ không đi ngoài được phải làm sao? Dưới đây là các lời khuyên hữu ích cải thiện tình trạng này của trẻ.
- Uống nước đầy đủ
Khi cơ thể thiếu nước dễ gây táo bón và nhiều bệnh lý khác. Bởi vậy ba mẹ nên thường xuyên cho trẻ uống nước giúp phân trở nên mềm hơn, di chuyển dễ dàng hơn trong trực tràng. Việc đào thải phân ra ngoài cũng thuận lợi hơn.
- Bổ sung rau củ quả
Ăn nhiều thực phẩm là cách giúp bổ sung chất xơ hiệu quả cho cơ thể. Một cuộc khảo sát đã chứng minh việc nạp nhiều chất xơ giúp trị táo bón tích cực hơn rất nhiều. Bổ sung chất xơ cũng là cách cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp tiếp thêm sức khoẻ cho trẻ khi chúng cảm thấy chán ăn do táo bón tác động.
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Đây là một trong những liều thuốc hiệu quả được các bác sĩ khuyên khi trẻ bị táo bón. Việc đi lại vận động giúp ruột chuyển động, kích thích quá trình tiêu hoá. Vận động cũng giúp rút ngắn thời gian thức ăn đi đến ruột già, hạn chế lượng nước mà cơ thể hấp thụ từ phân. Phân không còn khô cứng khi đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Ba mẹ nên cho trẻ vận động từ nửa tiếng đến một tiếng mỗi ngày.
- Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, lợi cho hệ tiêu hoá, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bổ sung lợi khuẩn bằng các thực phẩm như men vi sinh, sữa chưa, kẹo dẻo lợi khuẩn,…mang tính hiệu quả cao trong việc cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá, cải thiện tình trạng không đi ngoài được của trẻ.
- Hạn chế sử dụng làm từ thực phẩm làm từ sữa
Ở một số trẻ mẫn cảm với thành phần protein có trong sữa bởi nó tác động xấu đến quá trình tiêu hoá thức ăn và sự chuyển động của ruột. Đối với trường hợp này ba mẹ không nên dùng các thực phầm được chế biến từ sữa. Và nhớ bổ sung các thực phẩm giàu canxi để thay thế.
- Sử dụng thuốc làm mềm phân
Ba mẹ có thể tham khảo các loại thuốc làm mềm phân từ bác sĩ. Nhớ cung cấp tình trạng và độ tuổi của con để có sự lựa chọn về loại thuốc, liều lượng phù hợp. Và cần lưu ý là thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi trẻ có dấu hiệu đỡ đi không được tự ý dừng thuốc, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
- Thực hiện mát xa vùng bụng
Mát xa bụng giúp giải phóng khí thừa, cải thiện hội chứng ruột kích thích. Nhiều nghiên cứu cho thấy thực hiện mát xa bụng cho trẻ sẽ làm tăng tần suất đại tiện, giảm thời gian phân ở trực tràng, giảm cảm giác đau rát khi táo bón. Cách thực hiện như sau:
- Mẹ chà xát hai tay để tay trở nên ấm hơn. Tiếp đó nhỏ vào hai lòng bàn tay vài giọt dầu mát xa.
- Đặt trẻ nằm ngửa lên giường. Lấy các đầu ngón tay nhẹ nhàng nhấn vào bụng theo hình chữ U ngược. Thứ tự thực hiện từ phía dưới bên trái, lên trên rồi kéo tay ngang qua phía trên rốn và xuống phía dưới.
- Thao tác này thực hiện 10 - 15 lần liên tục. Ngày làm từ 2 - 3 lần.
Ngoài cách này, mẹ có thể mát xa bụng theo cách khác. Đó là cho trẻ nằm ngửa trên giường, nắm hai chân của trẻ lên xuống như cách đạp xe đạp.
Bên cạnh đó ba mẹ nên chú ý đến thói quen đi vệ sinh của con. Cần lập bảng biểu ghi chú thời gian cụ thể, tình trạng bệnh. Nếu trẻ xuất hiện vết nứt ở hậu môn, ba mẹ cần vệ sinh sạch vùng này mỗi khi con đi đại tiện.
4. Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ đi khám?
Táo bón có thể là tình trạng thường gặp, có thể bắt gặp ngay ở cả người lớn không riêng gì trẻ nhỏ. Tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan. Bởi việc lơ là trị dứt điểm tình trạng không đi ngoài ở trẻ sẽ là tiền đề dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ. Bạn sẽ không thể ngờ là táo bón có thể gây nên các bệnh về hệ thần kinh, tuyến giáp, đường ruột, xơ nang,...Bởi vậy trẻ cũng cần được thăm khám bởi bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Áp dụng các cách trên mà tình trạng khó đại tiện không cải thiện.
- Thời gian bị táo bón kéo dài hơn 7 ngày.
- Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi.
- Trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, còi cọc.
- Sốt cao
- Nôn mửa
- Đau bụng dữ dội, nhất là khi trẻ vận động hoặc lật mình
- Đi ngoài ra phân có máu