Hướng dẫn cách chăm sóc bé 1 tuần tuổi

Tuần đầu tiên sau khi chào đời là một khoảng thời gian rất đặc biệt, đánh dấu một sự thay đổi lớn với bé, và cả mẹ nữa. Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé. Bé 1 tuần tuổi là giai đoạn đáng yêu và mong manh trong cuộc đời của một em bé. Trong thời gian này, bé vẫn còn rất nhỏ và yếu đuối, cần sự chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ. Bé thường ngủ nhiều và ăn ít, nhưng rất nhanh chóng phát triển. Mắt bé chưa hoàn thiện và có thể nhìn thấy các đối tượng mờ nhạt. Da bé mềm mại và thường có một lớp phấn trắng. Bé thích tiếng lời nói nhẹ nhàng và tiếng nhạc êm dịu. Dù bé chưa thể nói chuyện, nhưng cử chỉ nhí nhảnh và

Hướng dẫn cách chăm sóc bé 1 tuần tuổi

Tuần đầu tiên sau khi chào đời là một khoảng thời gian rất đặc biệt, đánh dấu một sự thay đổi lớn với bé, và cả mẹ nữa. Thời gian này, mẹ đã được nhìn ngắm con yêu sau hơn 9 tháng được gắn bó cùng nhau thật thiêng liêng trong bụng mẹ. Sự phát triển của bé trong tuần lễ đặc biệt này sẽ như thế nào? Mẹ con cưng mời mẹ cùng tìm đọc trong bài viết dưới đây nhé! 

Cũng giống như ba mẹ thì tuần đầu tiên bé mới chào đời cũng cần tập làm quen và thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung người mẹ .Ở giai đoạn 1 tuần sau 40 tuần nằm trong bụng mẹ thì em bé có làn da vẫn còn nhăn nheo , do nằm trong bụng mẹ nên em bé chào đời vẫn còn co ro và ở trong tư thế cuộn tròn , chân tay còn yếu và hơi cong đó mẹ 

Giấc ngủ

Tuần đầu sau khi chào đời đánh dấu một sự thay đổi rất lớn trong cuộc đời của bé mới lọt lòng. Trong tuần tuổi đầu tiên, bé mới sinh vẫn giữ những động tác khi còn trong bụng mẹ. Bé cuộn tròn mình và ngủ giấc dài, thỉnh thoảng có những động tác đột ngột ngắn rồi tự điều chỉnh tư thế. Bé mới sinh ngủ gần như suốt ngày suốt đêm vì cơ thể bé 1 tuần tuổi vẫn cần hồi phục sau khi chào đời.

Theo whattoexpect, bé sơ sinh tuần đầu tiên sẽ ngủ rất nhiều từ 14 - 17 tiếng/ngày và mẹ cứ để quá trình này diễn ra tự nhiên, cho con ngủ bất kỳ lúc nào con cần. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý một số điểm:

Đặt con ngủ xuống bằng lưng, không nằm nghiêng hoặc nằm sấp.Đảm bảo độ an toàn nôi (cũi) của con bằng các thanh chắn chắc chắn.

Chú ý độ dài cũng như chất lượng giấc ngủ của con trong tuần đầu tiên.

Cho bé bú sữa

Bé vừa lọt lọng cũng sẽ phải tự học cách bú mẹ. Khi đói, bé sẽ cho mẹ biết bằng những biểu hiện như: khóc, miệng tìm vú, vùng vẫy khi được ẵm,…Trong những ngày đầu mới sinh, bé sẽ bú rất ít khoảng 15 tới 20ml  và hầu như chỉ bú sữa non, loại sữa màu vàng đục giàu dưỡng chất được tiết ra trong những ngày đầu sau sinh.

Trung bình trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh cần bú 8 đến 12 lần mỗi ngày, mỗi cữ kéo dài khoảng 10 - 20 phút và cách nhau tầm 2 đến 3 tiếng. Do trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong tuần đầu tiên, mẹ nên chú ý đánh thức bé dậy để cho bé bú đúng giờ, bú đều. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này nằm trong ngưỡng từ 45-88 ml cho mỗi cữ bú, và chế độ ăn của trẻ sơ sinh sẽ tăng dần qua mỗi tháng theo sự phát triển của bé.

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi 

  • Chăm sóc dây rốn: Thông thường, dây rốn của bé sẽ tự rụng sau khoảng một tuần. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên đảm bảo dây rốn của con luôn được khô sạch, tránh tình trạng nhiễm trùng rốn.

  • Thay tã cho con: Làn da bé sơ sinh vốn mỏng hơn da người lớn đến 30% nên cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh, mẹ nên chọn dòng tã tán êm mềm nhất. Bên cạnh đó, tần suất bé sơ sinh đi ngoài rất nhiều, mẹ nên chọn tã dán có độ thấm hút tốt và tiện dụng cho việc thay tã thường xuyên trong thời gian này.

  • Tắm cho con: Nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé sơ sinh là 32 đến 37,7 độ C, mẹ nên kiểm tra nước bằng mặt trong cẳng tay để đảm bảo nước không quá nóng. Bên cạnh đó, mẹ nên đảm bảo phòng tắm của bé được kín gió. Trong tuần đầu sau sinh, cơ thể mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của bảo mẫu, y tá nơi bệnh viện lưu trú hoặc người thân đang chăm sóc mình, mẹ nhé.