Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao là câu hỏi của nhiều bà mẹ khi bé yêu nhà mình vừa bú xong sữa đã ọc ra ngoài. Tham khảo thông tin hữu ích dưới đây để tìm cách xử lý nhé!

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?

NỘI DUNG CHÍNH

1. Làm thế nào để phân biệt ọc sữa với nôn trớ?

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

   2.1. Ọc sữa sinh lý

   2.2. Ọc sữa bệnh lý

3. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa kéo dài có làm sao không?

4. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao để hết?

 

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là nỗi ám ảnh của các bà mẹ. Không chỉ mệt nhọc bởi việc thay lại quần áo, vệ sinh cho bé mà còn làm ba mẹ lo lắng vì nguồn sữa mẹ bổ dưỡng không được trẻ ú vào. Liệu tình trạng này có làm trẻ trở nên còi cọc, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Và trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao để cải thiện. Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung dưới đây.

1. Làm thế nào để phân biệt ọc sữa với nôn trớ?

Nhiều bà mẹ thường nhầm tưởng ọc sữa và nôn trớ là một. Việc đánh đồng hai hiện tượng này là một dễ dẫn đến sai lầm trong việc tìm cách xử lý phù hợp. Thực tế đây là hai hiện tượng riêng biệt. Không phải ai cũng phân biệt rõ ràng được khi nào là bé đang bị ọc sữa, khi nào là bé đang bị nôn trớ bởi dấu hiệu của hai tình trạng này gần tương tự nhau. Dưới đây là một vài điểm giúp các mẹ nhận biết dễ dàng hơn:

- Ọc sữa: khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, sữa ra cách dễ dàng ít có sự can thiệp của lực từ dạ dày.
- Nôn trớ: sữa cùng các chất ở dạ dày bị trào lên mạnh mẽ ra khỏi miệng. Lượng sữa cùng các chất trào ra nhiều hơn so với hiện tượng ọc sữa. So với ọc sữa, nôn trớ đáng lo ngại hơn.

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Theo nghiên cứu từ MayoClinic, khoảng 50% trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Khi bú, sữa bị trào ngược lên dạ dày dưới tác động co bóp của thực quản sẽ làm sữa bị trào lên. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra tình trạch ọc sữa ở trẻ.

2.1. Ọc sữa sinh lý

Phần lớn trẻ sơ sinh bị ọc sữa do nguyên nhân sinh lý và tự khỏi qua thời gian. Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hoá còn chưa hoàn thiện. Khác với người lớn, dạ dày ở trẻ sơ sinh còn nằm ngang. Thức ăn hấp thụ ở dạng lỏng nên khi bé thay đổi tư thế đột ngột dễ làm sữa bị ọc ra.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh nào cũng thích được bú sữa mẹ. Dù đã no trẻ cũng bú và không có ý thức là phải dừng lại. Dung tích dạ dày vì thế chứa không đủ làm một phần sữa sẽ trào ra qua ống thực quản. Khi trẻ bú sữa quá no mà hay vặn mình cũng làm lượng sữa bị ọc ra.

Nếu trong quá trình bú sữa, trẻ khóc hay vặn mình hình thành áp lực lớn tại bụng và gây ra hiện tượng ọc sữa. Không chỉ vậy nguyên nhân gây ra ọc sữa sinh lý còn do tư thế cho trẻ bú không đúng tư thế. Điều khiến trẻ dễ nuốt nhiều hơi. Trong dạ dày vừa chứa sữa vừa chứa khí dư làm tăng nguy cơ bị ọc sữa.

Bên cạnh có lý do trên, trẻ sơ sinh bị ọc sữa còn đến từ nguyên nhân bú sữa công thức. Trong sữa công thức, thành phần casein có hàm lượng cao. Khi đưa vào dạ dày, casein có trọng lượng phân tử lớn và trong môi trường ở dạ dày có độ pH phù hợp để casein kết tủa, cần nhiều thời gian hơn để hấp thụ. Lượng sữa công thức cũ chưa kịp tiêu hoá hết trẻ đã bú bình sữa mới. Sữa công thức khó tiêu hoá ứ đọng và tích tụ nhiều dần trong dạ dày. Vì thế sữa dễ bị ọc ra hơn.

2.2. Ọc sữa bệnh lý

Với nguyên nhân ọc sữa bệnh lý là do các bất thường ở một bộ phận nào đó và cần sự can thiệp của bác sĩ để tình trạng ọc sữa mau khỏi. Dưới đây là các nguyên nhân bệnh lý phổ biến:

- Viêm đường hô hấp: bệnh này làm trẻ ho nhiều để đẩy chất đờm ứ đọng tại cổ ra ngoài. Cơn ho gây áp lực lên bụng kích thích lượng sữa trong dạ dày ọc ra ngoài theo đường thực quản.
- Dị dạng đường tiêu hoá: dị dạng tại đại tràng, phì đại cơ môn sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá sữa làm sữa tích tụ tại dạ dày. Khi lượng sữa ứ đọng quá nhiều tại dạ dày sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hoá làm sữa trong dạ dày bị trào ra ngoài theo đường thực quản. Bên cạnh bệnh lý về teo thực quản khiến thức ăn từ hầu đưa xuống dạ dày diễn ra khó khăn, một phần sữa bị trào ngược lên và ọc ra ngoài qua mũi miệng.
- Mắc các bệnh về não: như viêm màng não, xuất huyết não. Đây là các bệnh nguy hiểm làm trẻ trở nên mệt mỏi, bỏ bú, ọc sữa.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa

3. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa kéo dài có làm sao không?

Ọc sữa ở trẻ tuy không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng nếu không biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Khi trẻ bị ọc sữa kéo dài dễ làm trẻ hấp thụ không đủ nguồn dưỡng chất bổ dưỡng từ sữa. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, tăng cân chậm. Điều ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và miễn dịch của trẻ.

Trẻ ọc sữa dính vào da nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm da, dị ứng da, nổi các mụn nước đỏ. Sữa thường làm dơ bẩn ga, gối đệm. Nếu không giặt sạch sẽ các đồ vật này sẽ làm tình trạng da dẻ của trẻ trở nên xấu đi và phải cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Thực tế ọc sữa ở trẻ sơ sinh đa phần từ nguyên nhân sinh lý và tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên ở một số trẻ, ọc sữa xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Dưới tác động của bệnh và tình trạng ọc sữa kéo dài sẽ làm trẻ bị suy kiệt sức khỏe. Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp.

4. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao để hết?

Khi con bị ọc sữa, đặc biệt là tình trạng này kéo dài tâm lý của các mẹ luôn xót con, lo lắng và không khỏi stress. Mẹ đã cố cho con bú để bù lại lượng sữa đã ọc ra ngoài nhưng tình hình không mấy khả quan? Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao đây? Thực tế phần lớn tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý bình thường. Nếu trẻ vẫn bú đều, tăng cân tốt, vui chơi bình thường thì mẹ không cần phải lo lắng. Ọc sữa sinh lý sẽ tự hết khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi.

Khi trẻ bị ọc sữa, mẹ cần bình tĩnh, không nên bế bé xốc lên đột ngột để tránh sữa ọc ra nhiều hơn. Mẹ nên để nghiêng người bé sang bên rồi nhẹ nhàng nâng bé lên. Sau đó lấy khăn sữa sạch lau miệng. Mẹ cần thay bộ áo mới để trẻ cảm thấy thoải mái khi sữa ọc ra người bé. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng thì mẹ lấy lọ nước muối sinh lý để vệ sinh miệng rồi đến mũi sau.

lau miệng cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Không nên cho trẻ bú quá no để hạn chế sữa ọc ra ngoài. Mẹ cho trẻ bú ít lại để giảm áp lực lên dạ dày. Để bù lại lượng sữa đã ọc ra ngoài, mẹ cần tăng số lượng cữ bú. Sau cữ bú, mẹ hãy từ từ bế trẻ lên ở tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút. Giữ cho đầu ngực bụng thẳng hàng, dốc khoảng 30 độ và vỗ ợ hơi để giảm lượng khí trẻ đã hít vào trong khi bú.

Sau khi bú xong, tuyệt đối không nên vui đùa bởi trẻ dễ vặn mình, cười nhiều khiến sữa bị ọc ra. Mẹ nên sắm gối chống trào ngược cho bé khi nghỉ ngơi.

Với trẻ sơ sinh có bú bằng bình, tránh để bình thẳng đứng cho bé bú mà cần nghiêng 45 độ. Cần sử dụng loại bình và núm sữa phù hợp để tránh cho bé nuốt phải quá nhiều không khí khi bú.

Với những trẻ vừa bú sữa mẹ vừa sử dụng sữa công thức, chúng tôi khuyên nên ưu tiên sữa mẹ hơn. Bởi vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, kháng thể và dễ tiêu hoá hơn. Trong trường hợp sữa mẹ thiếu thì cần tìm đến sữa công thức dễ tiêu hoá và mỗi cữ bú cần cho bé bú với lượng vừa phải.

Đối với tình trạng ọc sữa, mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ với liều lượng 400UI/ngày. Nếu thiếu loại vitamin này sẽ làm trẻ quấy khóc, vặn mình làm gia tăng tình trạng ọc sữa. Mẹ cũng cần bổ sung canxi cho mình và ăn uống đầy đủ chất để cơ thể sản sinh ra lượng sữa cần thiết cho trẻ. Việc bổ sung canxi có thể dừng đến khi cai sữa cho con.

Đối với ọc sữa xuất phát từ bệnh lý trẻ cần được đưa đi khám để bác sĩ điều trị kịp thời. Tránh để lâu làm bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao

Qua một số biểu hiện sau đây, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt:

- Trẻ bị ọc sữa nhiều, sụt cân, quấy khóc liên tục khó dỗ kèm các dấu hiệu bất thường.
- Mẹ đã áp dụng đủ cách nhưng tình trạng ọc sữa không cải thiện.
- Trẻ bị ọc sữa quá thường xuyên bởi điều này dễ làm trẻ khò khè, viêm phổi, rối loạn giấc ngủ.
- Sữa ọc ra có lẫn máu hoặc chất giống với cà phê
- Trẻ bị tiêu chảy hay đi tiêu phân có nhầy máu.
- Trẻ nôn nhiều, nôn ra dịch xanh vàng.
- Sốt cao, chảy nước mũi, ho.
- Không đi đại tiện được kéo dài nhiều ngày.
- Suy hô hấp, khó thở, thở khò khè, thóp phồng lên
- Xuất hiện co giật, trẻ mất ý thức
- Da trẻ xuất hiện các nốt bầm tím
- Trẻ có hiện tượng mất nước: da khô, môi miệng khô, háo nước

Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đây, mẹ biết cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa. Tóm lại ọc sữa là hiện tượng bình thường và phổ biến ở rất nhiều trẻ. Đa phần trẻ bị ọc sữa không có gì đáng nghiêm trọng nên mẹ không cần lo lắng. Điều chỉnh lại cữ bú, tư thế bú và vệ sinh mũi miệng sạch sẽ là tình trạng này dần cải thiện. Việc của mẹ là vui vẻ lạc quan và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để mang đến nguồn sữa mẹ dồi dào bổ dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ ọc sữa nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường, mẹ đừng chần chừ mà hãy bế trẻ đi khám ngay. Dưới sự thăm khám của bác sĩ, họ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng ọc sữa và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất.