Hướng dẫn cách chăm sóc bé 6 tuần tuổi
Chăm sóc một bé 6 tuần tuổi đòi hỏi sự quan tâm và cẩn thận đặc biệt. Trong giai đoạn này, việc cung cấp chế độ ăn uống đúng, giấc ngủ và vệ sinh thích hợp là quan trọng nhất. Bé cần được cho bú theo nhu cầu, với thời gian ăn tương đối ngắn và nhiều lần trong ngày. Thời gian chơi và tương tác với bé cũng cần được bố mẹ chú ý. Việc giữ bé sạch sẽ, thay tã thường xuyên và tắm bé đúng cách là cần thiết. Hơn nữa, đảm bảo bé nằm trong một môi trường an toàn, giữ ấm và tránh tiếp xúc với những người bị bệnh để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ.
Khi bé 6 tuần tuổi được xem như bước ngoặt với nhiều phụ huynh. Vì giai đoạn sơ sinh đã qua, mọi thứ bắt đầu ổn định hơn. Mẹ có thể thấy vài tuần vừa qua trôi qua khá tẻ nhạt. Có vẻ như mẹ chỉ ngồi và nhìn con mỗi ngày. Nhưng hãy chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi rất lớn của bé trong tuần này.
Ở tuần thứ 6 con yêu đã dần quen với thế giới bên ngoài , bé phản xạ thuần thục hơn , biết đáp trả tình thương với ba mẹ là cười nhiều hơn .Những nụ cười của con khiến ba mẹ vui thích và quên hết mệt nhọc trong cuộc sống để tận hưởng niềm vui đó ba mẹ hay âu yếm bé và yêu thương bé nhiều hơn .
Mức độ tập trung cuả bé ngày càng tốt hơn bé bắt đàu tò mò và nhìn chăm chú , ba mẹ có thể duy trì thói quen đọc truyên như khi con còn nằm trong bụng mẹ ,em bé sẽ rất ghi nhớ giọng nói của ba mẹ mà chăm chú lắng nge .
Trẻ 6 tuần hay quấy khóc là do con đói , con đòi bú sữa mẹ , thiếu ngủ hay do con nóng , lạnh , ba mẹ cũng nên để ý thay tả cho con để con không cảm thấy khó chịu nữa nhé .
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
Nếu con bú sữa mẹ, mẹ bắt đầu thấy bé 6 tuần tuổi không hay đòi ăn như các tuần trước đó. Khoảng cách giữa các bữa bú dài ra hơn, dễ canh hơn. Nếu trước giờ bé chỉ bú một bên ngực thì đây là lúc bé có nhu cầu bú cả 2 bên cho mỗi bữa bú. Vì bé bắt đầu lớn hơn và nhu cầu năng lượng cho cơ thể cũng thay đổi theo.
Nếu bé bú bình, mẹ sẽ thấy thể tích mỗi lần bú tăng lên vì bé đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Lượng sữa mẹ nên cho bé bú mỗi ngày là 150ml cho mỗi kí lô cân nặng của bé. Mẹ cũng không cần lo lắng nếu bé bú ít hơn hoặc nhiều hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều dưỡng, đồng thời nhờ họ giúp cân đo và theo dõi biểu đồ phát triển của bé.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
-
Mẹ không phải lo lắng nếu bé chỉ ngủ những giấc ngắn nhé. Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, mỗi giấc ngủ của bé thường chỉ khoảng 20 phút. Hãy cố gắng đừng lạm dụng việc ru ngủ, hay đu đưa vỗ về để dỗ bé ngủ, hãy để bé nằm vào nôi và tự ngủ.
-
Vì sự an toàn của bé 6 tuần tuổi, hãy đảm bảo rằng bé luôn nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa. Hãy cho bé nằm sấp vài lần mỗi ngày khi bé thức. Mẹ phải theo dõi sát và đừng cho bé nằm sấp lâu, chỉ vài phút mỗi lần là đủ. Dần dần, bé sẽ nằm được lâu hơn và mẹ sẽ thấy cổ và thân trên của bé khoẻ hơn nhiều.
Hoạt động và sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
-
Trong 6 tuần đầu tiên, bé có thể tăng khoảng 500g đến 1kg. Tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau, nhưng mẹ dễ dàng nhận ra quần áo bé rất nhanh chật đúng không?
-
Mẹ cũng không cần lo lắng nếu con tăng cân nhiều ở một giai đoạn nào đó. Đánh giá cân nặng của bé sau vài tuần hoặc mỗi tháng thì kết quả sẽ chính xác hơn. Không nên so sánh con với các bé cùng tuổi vì điều này không giúp ích gì ngoài việc làm mẹ lo lắng hơn thôi.
-
Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, bé bắt đầu biết cười và có những phản ứng với sự chăm sóc, nựng nịu của mẹ. Nụ cười là cách giao tiếp hiệu quả nhất giữa mẹ và bé nhất là khi bé chưa phát triển kỹ năng nói và biểu đạt.
Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi quấy khóc
Với nhiều bé, 6 tuần tuổi trở đi là lúc bé bắt đầu thức nhiều hơn và hiếu động hơn. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu quấy khóc nhiều. Dù vậy, các nhà chuyên môn vẫn chưa tìm được lý do để giải thích hiện tượng này.
Một số chuyên gia tin rằng bé 6 tuần tuổi trở nên dễ bị kích thích hơn. Bé quấy khóc mỗi khi lo lắng. Quá mệt mỏi, không thoải mái, nhàm chán, đói bụng hoặc thích gây chú ý điều làm bé quấy khóc được.
Hầu như không có cách nào chắc chắn và luôn luôn hiệu quả để dỗ bé nín cả. Nhưng đa số các bé đều thích được mẹ ôm ấp, vỗ về và đu đưa. Các bé không thể diễn tả cảm xúc nên rất phụ thuộc vào mẹ.
Bé luôn cần sự giúp đỡ của mẹ để được an toàn và có cảm giác chắc chắn. Vì bé chưa phân biệt được ngày và đêm nên mẹ cần túc trực với bé 24 tiếng/ngày.
Sẽ có những lúc mẹ không thể lý giải tại sao con mẹ khóc. Mẹ nên kiểm tra dựa trên các lý do nêu ở trên nhé. Sự thật là tìm ra lý do tại sao không phải dễ. Thông thường, bé sẽ bình tĩnh lại sau khi được bú, đu đưa, dỗ dành, tắm nước ấm và mát xa bụng. Có thể những lúc này, mẹ sẽ cần đến sự hỗ trợ của chồng mình, gia đình hoặc bác sĩ.
Vệ sinh cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
Mẹ vẫn vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi theo chu kỳ bình thường như trước đó. Tuy nhiên, mẹ sẽ dần nhận ra, khi trẻ bắt đầu lớn, số lần phải thay tã giảm dần đi nhiều do số lần trẻ đi vệ sinh ít đi và khoảng cách giữa các lần đi lâu hơn, nhưng thường là lượng nhiều hơn.