Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi khiến cho không ích ba mẹ lo lắng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp ba mẹ khắc phục tình trạng bị đầy hơi cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thì phải làm sao?
NỘI DUNG CHÍNH

1. Dấu hiệu nhận biết

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi

3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đầy hơi?

4. Khi nào thì ba mẹ cần đem trẻ đến gặp bác sĩ?

 

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi là một hiện tượng thường gặp vì trẻ mới vừa được sinh ra nên hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện. Dấu hiệu của trẻ khi bị đầy hơi: trẻ bị khó chịu, bú ít, chướng bụng, ợ hơi, xì hơi,... khiến cho không ích ba mẹ lo lắng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp ba mẹ khắc phục tình trạng đầy hơi cho trẻ.

1. Dấu hiệu nhận biết

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện dạ dầy của trẻ nhỏ và nằm ngang hơn so với dạ dầy của người đã trưởng thành, nên rất dễ bị đầy hơi. Để giúp ba mẹ nhận biết được sớm tình trạng đầy hơi của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu để ba mẹ dễ dàng nhận biết khi trẻ xảy ra tình trạng đầy hơi:

- Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi trẻ sẽ thường xuyên ưỡn người vặn vẹo, chân sẽ liên tục co lại và duỗi ra.

- Trẻ liên tục quấy khóc khó chịu.

- Bụng sẽ căng tròn khi sờ vào hơi cứng.

- Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua.

- Xì hơi nhiều trung bình khoảng 15-20 phút/lần.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi

Trẻ khó chịu khi bị đầy hơi, chướng bụng có thể do những nguyên nhân phổ biến thường gặp sau đây:

- Do cơ thể trẻ chưa dung nạp được lượng đường lactose hoặc trẻ bị thiếu hụt enzym lactase nên không thể tiêu hóa được lượng lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Trẻ nuốt phải nhiều không khí trong khi đang bú sữa.

- Trẻ bú bị sai tư thế.

- Bú bình chưa đúng cách.

- Khóc trong một khoảng thời gian dài cũng khiến trẻ nuốt phải nhiều lượng không khí khiến trẻ bị đầy bụng.

- Do chế độ ăn của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Cụ thể các loại thực phẩm như: ngô, bơ, yến mạch, súp lơ, bắp cải, các loại thực phẩm được làm từ sữa, socola, nước có gas,... các loại thực phẩm          này khi người mẹ ăn phải thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

- Do hệ tiêu hóa còn non nớt chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, hệ miễn dịch còn yếu nên đây cũng là lý do khiến cho trẻ thường xuyên bị đầy hơi.

Ba mẹ cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời tình trạng của trẻ để xác định được những nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị đầy hơi để có những biện pháp phòng tránh và chăm sóc kịp thời và tốt nhất dành cho trẻ.

3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đầy hơi?

Bị đầy hơi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ những nếu tính trạng kéo dài sẽ gấy ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Để trẻ cảm thấy thoải mái hơn và khắc phục được tình trạng bị đầy hơi thì ba mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Ba mẹ massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ: để trẻ cảm thấy thoải mái hơn và giúp đẩy lượng khí ra ngoài và giúp tình trạng đầy hơi được cải thiện ba mẹ hãy dùng hai ngón tay trỏ để massage nhẹ nhàng theo chiều kiêm đồng hồ bắt đầu từ vị trí rốn từ từ di chuyển ra ngoài vùng bụng của trẻ. Khi massage ba mẹ cần phải chú ý vì da trẻ rất mỏng nên phải thực hiện thật nhẹ nhàng, có thể kết hợp thêm dầu để thực hiện dễ dàng hơn.
  • Cần điều chỉnh lại tư thế bú: khi cho trẻ bú mẹ cần phải nâng trẻ vào sát người mẹ, sau đó nâng đỡ trẻ sao cho phần đầu của trẻ cao hơn dạ dầy. Đối với tư thế bú bình thì ba mẹ cần để cho trẻ nằm ở phần khủy tay đã được gập lại sau đó nâng đỡ phần đầu của trẻ sao cho phần đầu cao lên ở góc 45°. Việc cho bú đúng tư thế sẽ làm giảm tình trạng đầy hơi cho trẻ.
  • Hãy chườm ấm vùng bụng cho trẻ: với cách này ba mẹ dùng khăn nhúng vào nước ấm sau đó đắp lên phần bụng cho trẻ để khoảng 2-3 phút và lặp lại đây là một cách làm giảm và cải thiện tình trạng đầy hơi hiệu quả cho trẻ. Lưu ý da của trẻ sơ sinh còn rất mỏng ba mẹ cần phải chú ý pha nước ấm sao cho phù hợp nhất đối với trẻ (khoảng 35°C).
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ uống sữa của trẻ: ba mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh tuyệt trung bình sữa, núm vú,... vì nếu không thường xuyên vệ sinh tuyệt trùng thì khi trẻ ngậm vào sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng là đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
  • Có thể giúp trẻ ợ: sau khi cho trẻ bú xong thì ba mẹ không nên cho trẻ nằm ngay mà khi đó hãy bế trẻ lên tựa vào vai sao cho thân bé áp sát vào ngực ba mẹ khi đó một tay ôm một tay vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào lưng của trẻ. Thời gian vỗ ợ cho trẻ thường trong khoảng 10-15 phút, nếu sau khoảng thời gian đó trẻ vẫn chưa ợ thì ba mẹ cần thay đổi tư thế hoặc đổi bên và vỗ nhẹ đến khi trẻ ợ hơi được. Việc vỗ cho trẻ ợ là điều cần thiết vì khi ợ lượng khí trong đường tiêu hóa ra bên ngoài giảm tình trạng đầy hơi giúp cho trẻ cản thấy thoải mái, dễ chịu và giúp trẻ tối ưu hóa hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa
  • Cho trẻ nằm sắp: Ba mẹ cho con nằm sắp khoảng 3-5 phút. Lưu ý không để cho trẻ nằm sắp ngay sau khi vừa mới ăn no xong.
  • Có thể bổ sung thêm men vi sinh: việc bổ sung men vi sinh sẽ giúp đường ruột cân bằng được hệ vi sinh hỗ trợ cho trẻ tiêu hóa tốt hơn. Nhưng ba mẹ không nên tự ý bổ sung men vi sinh cho con mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ vì nếu tự ý bổ sung sai cách sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ.

4. Khi nào thì ba mẹ cần đem trẻ đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị đầy hơi thường sẽ không đáng lo thường sẽ diễn ra trong khoảng vài ngày. Nhưng nếu trẻ bị đầy hơi với tầng xuất dầy đặc, ba mẹ không chăm sóc đúng cách và kèm theo những triệu chứng khác như:

- Sốt cao trên 39°C.

- Có máu lẫn trong phân.

- Quấy khóc với tầng xuất nhiều.

Lúc này ba mẹ cần đem trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý cần phải chửa trị kịp thời và nhanh chống.

Tổng kết

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi là một triệu chứng thường xuyên gặp phải, khiến cho trẻ khó chịu, chướng bụng, bú ít, xuất hiện tình trạng ợ hơi,... việc ba mẹ nhận biết sớm về những dâu hiệu và nguyên nhân chính sẽ giúp cho trẻ tránh được tình trạng bị đầy hơi.

Bài viết cũng đã gợi ý 7 điều ba mẹ cần làm khi trẻ bị đầy hơi: massage nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng, điều chỉnh lại tư thế bú, chườm ấm vùng bụng, thường xuyên vệ sinh dụng cụ uống sữa cho trẻ, giúp trẻ ợ, cho trẻ nằm sắp, có thể bổ sung thêm men vi sinh. Mong rằng bằng những phương pháp này có thể giúp ba mẹ chăm sóc hợp lý về tình trạng hiện tại của trẻ.

Dù chứng đầy hơi sẽ thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tình trạng thường xuyên xảy ra với tầng xuất dầy đặt thì ba mẹ cần ngay lặp tức đem trẻ đến các cơ sở y tế đê được bạc sĩ điều trị kịp thời. Vì nếu để tình trạng tiếp diễn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.